$403
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bóng đá số - dữ liệu 66. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bóng đá số - dữ liệu 66.Việt Nam hiện có 4 loại vắc xin cúm mùa lưu hành, đem lại hiệu quả tương đồng, trong đó sản phẩm duy nhất do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC). Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em trên thế giới mắc bệnh cúm, trong đó khoảng 500.000 ca tử vong liên quan đến bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 1-1,8 triệu ca mắc cúm.Theo TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, do đó bệnh cúm có thể xuất hiện quanh năm. Bệnh cúm thường gây ra bởi 3 chủng virus cúm A, B và C. Trong đó, cúm A phổ biến nhất trong các đợt cúm mùa, thường xuất hiện các biến chủng mới và liên tục biến đổi, khả năng lây nhiễm cao, dễ gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến nhiều đợt dịch. Chủng cúm này thường là tổ hợp giữa các kháng nguyên H và N tạo ra các tác nhân gây bệnh như cúm A/H3N2, A/H1N1. Trong khi đó, cúm B thường gây ra những ổ dịch lẻ tẻ. Còn cúm C thì hiếm gặp.Các đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nặng nề bởi cúm bao gồm trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền như tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn… Ở những đối tượng này, cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có.Điểm đặc biệt của vi rút cúm mùa là khả năng biến đổi liên tục hàng năm, tạo ra nhiều chủng cúm khác nhau. Do đó, vắc xin cúm cũng được sản xuất theo mùa, luôn cập nhật, thay đổi và sản xuất mới thường xuyên để ứng phó với những chủng cúm lưu hành tại mỗi thời điểm theo khuyến cáo của WHO, giúp tối ưu khả năng bảo vệ sức khỏe người dân. Theo các chuyên gia y tế, đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh cúm mùa nói riêng thì vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh. Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 4 loại vắc xin cúm mùa, trong đó có 3 loại nhập khẩu từ Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc và một loại vắc xin do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của IVAC. Điểm chung của cả 4 loại vắc xin này là đều được sản xuất theo công nghệ vắc xin bất hoạt, có thành phần tương đương nhau.Ivacflu-S là vắc xin cúm mùa duy nhất do Việt Nam sản xuất, được WHO và Tổ chức Y tế toàn cầu PATH (trụ sở tại Mỹ) hỗ trợ phát triển từ cơ sở vật chất, công nghệ đến thử nghiệm lâm sàng. "Trước đây, trong giai đoạn đầu phát triển và được cấp phép, đối tượng chỉ định của vắc xin Ivacflu-S có giới hạn. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng chỉ định của vắc xin cúm Ivacflu-S cũng tương đồng với các loại vắc xin của nước ngoài, là từ 6 tháng tuổi trở lên. Có thể nói, về kỹ thuật, công nghệ, công thức thành phần, đối tượng chỉ định của cả 4 loại vắc xin đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay là tương đồng với nhau", TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, cho biết.Nói về thời điểm tiêm vắc xin cúm, TS Dương Hữu Thái cho biết thêm cúm mùa tại Việt Nam được chia thành hai mùa dịch chính là mùa Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và mùa Nam bán cầu (từ tháng 4 đến tháng 9). Như vậy, thời điểm người dân tiêm chủng tốt nhất nên tiêm trước 2 tuần đến 1 tháng trước khi mùa cúm bùng phát. "Việc tiêm vắc xin sớm nhằm đón đầu mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian tạo miễn dịch và bảo vệ cơ thể tốt nhất. Đối với những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, có thể tiêm nhắc lại 2 lần/năm. Ngoài ra cần chọn đúng loại vắc xin được khuyến cáo cho mỗi mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu để tăng cường hiệu quả bảo vệ", TS Thái nói.Được biết, hằng năm, 6 tháng 1 lần, WHO dựa trên dữ liệu dịch tễ học và di truyền của virus cúm để khuyến cáo các chủng sử dụng trong thành phần vắc xin cúm mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.Thông tin thêm về vắc xin 4 chủng và 3 chủng, TS Dương Hữu Thái cho biết trước đây, WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin 4 chủng gồm: A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria. Tuy nhiên, dựa trên các dữ liệu về sự lưu hành các chủng cúm trên toàn cầu, cho thấy từ tháng 3.2020 đến nay, không còn thấy sự lưu hành của chủng cúm B/Yamagata. Do đó, WHO đã khuyến cáo loại trừ thành phần chủng B/Yamagata khỏi vắc xin cúm mùa, nhằm tối ưu hiệu quả phòng bệnh. Từ năm 2025, Mỹ và một số quốc gia đã chính thức chuyển sang sử dụng vắc xin 3 chủng (A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria). Hiện tại, IVAC cũng sản xuất vắc xin cúm Ivacflu-S theo công thức 3 chủng, với công suất khoảng 1 triệu liều mỗi năm và dự kiến nâng công suất lên 3 triệu liều/năm vào năm 2030. Đồng thời, IVAC cũng đang nghiên cứu phát triển vắc xin cúm đóng sẵn trong bơm tiêm để tăng tính tiện lợi, giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Từ nhiều năm nay, Ivacflu-S đã được phân phối và lưu hành rộng rãi trên cả nước. Người dân có thể đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin cúm mùa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Việc tiêm vắc xin đầy đủ, đúng thời điểm sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan cúm trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bóng đá số - dữ liệu 66. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bóng đá số - dữ liệu 66.Chiều 31.12, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo công bố, cung cấp thông tin về 3 nghị định vừa được Chính phủ thông qua về chế độ chính sách với cán bộ thôi việc, thu hút người tài.Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, thời gian qua, Bộ Nội vụ đã triển khai đồng loạt, xây dựng các nghị định theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị. Hôm nay 31.12, Chính phủ đã thông qua, ban hành 3 nghị định, gồm:Nghị định 177 quy định chế độ chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ nghỉ hưu theo nguyện vọng.Nghị định 179 về trọng dụng, thu hút người có tài năng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, MTTQVN, tổ chức chính trị - xã hội.Nghị định 178 về chế độ chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong sắp xếp bộ máy. Thông tin về Nghị định 177, ông Nguyễn Tuấn Ninh, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức (Bộ Nội vụ), cho biết các chính sách liên quan trực tiếp đến cán bộ trước thềm đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc.Bộ Nội vụ đã lấy ý kiến các ban Đảng T.Ư và các địa phương để xác định những nội dung cần trong xây dựng nghị định, bám sát Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị. Nghị định chia 3 nhóm đối tượng: Nhóm 1 là không đủ điều kiện tái cử (không đủ 30 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu); nhóm 2 là còn đủ điều kiện tái cử (còn 30 - 60 tháng); nhóm 3 là đối tượng thuộc Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý.Theo đó, bổ sung thêm cơ sở pháp lý giải quyết với các trường hợp vi phạm nghỉ hưu sớm, quy định với các trường hợp không vi phạm nhưng có nguyện vọng nghỉ hưu sớm… để giải quyết vướng mắc với các trường hợp đã nghỉ hưu vừa qua.Về chế độ, chính sách gồm 2 chế độ: nghỉ hưu trước tuổi và chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi hưu. Với nhiều trường hợp không đủ tuổi tái cử vẫn lựa chọn ở lại công tác rất khó sắp xếp vị trí việc làm, nên có chế độ chính sách khuyến khích nghỉ hưu ngay. Với Nghị định 179 về trọng dụng thu hút người có tài năng, ông Ninh cho biết, đã tham khảo kinh nghiệm thu hút, trọng dụng người tài của Trung Quốc, Nhật Bản cũng như Thái Lan..., vừa đảm bảo cơ chế chính sách vượt trội, phù hợp thực tiễn. Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức có tài năng, phát hiện những người có tài năng đang làm trong bộ máy để trọng dụng. "Rất nhiều người thi tuyển công chức, nhưng qua vài năm rèn luyện phát huy vai trò, có năng lực nổi trội, nòng cốt cho các cơ quan, đơn vị. Philippines làm rất tốt việc này, phát hiện các công chức tài năng để bồi dưỡng. Ngoài ra, có các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, nhà quản lý...", ông Ninh nói và cho biết đây là những đối tượng cần tập trung thu hút để tạo thành lực lượng dẫn dắt. Cụ thể, về chính sách tiền lương thu hút người tài, theo ông Ninh, với sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng, ngoài được hưởng 100% tiền lương tập sự còn được hưởng phụ cấp bằng 150% mức lương trong thời hạn 5 năm từ ngày tuyển dụng. Đây là cơ chế rất mạnh, vượt trội, ông Ninh nói. Mức tiền lương cơ bản chưa bao gồm phụ cấp hưởng khoảng 13,7 triệu đồng/tháng, thạc sĩ khoảng 15,6 triệu đồng/tháng, tiến sĩ 17,5 triệu đồng/tháng. Dù so với mặt bằng chưa quá cao nhưng cũng là nỗ lực của Chính phủ.Đối với chuyên gia, nhà quản lý, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà khoa học đầu ngành được bổ nhiệm vào ngạch viên chức, được hưởng phụ cấp bằng 300% mức tiền lương thưởng. Mức tiền lương cơ bản thấp nhất (chưa bao gồm phụ cấp công vụ 25%) với người được bổ nhiệm chuyên viên chính hoặc tương đương hưởng 41,1 triệu đồng/tháng, người được bổ nhiệm chuyên viên cao cấp hưởng hơn 58 triệu đồng/tháng. Trường hợp chuyên gia, nhà quản lý, khoa học đầu ngành ký hợp đồng lao động, cho phép người đứng đầu bộ, ngành, địa phương được quyết mức tiền lương. Một số địa phương đã thực hiện rất tốt như TP.HCM, Đà Nẵng, Hưng Yên... ️
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là đội bóng đặc biệt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025. Thầy trò HLV Tạ Hồng Hà là đội cuối cùng vượt qua vòng bảng (nằm trong nhóm các đội thứ ba có thành tích tốt nhất), nhưng lại là đội đầu tiên góp mặt ở bán kết khi đánh bại Trường ĐH Quy Nhơn (1-0) ở trận tứ kết sớm nhất. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng là cái tên duy nhất để thua 2 trận vòng bảng nhưng vẫn vào tứ kết, để rồi hiên ngang góp mặt ở bán kết.Nói về tương quan lực lượng, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM được đánh giá là không nhỉnh hơn so với các đối thủ. Tuy nhiên, đoàn quân của HLV Tạ Hồng Hà là tập thể mạnh nhờ để tính chiến thuật, trong đó đầu tiên phải đề cao sự chắc chắn trong khâu phong thủ. Đó chính là cách mà đại diện của TP.HCM đánh bại đội Trường ĐH Quy Nhơn ở tứ kết.HLV Tạ Hồng Hà khẳng định: "Chúng tôi không có ngôi sao. Nhiều đội có các cầu thủ từng ăn tập ở cấp độ U.19, nhưng đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thì không. Còn về chiến thuật, chúng tôi đã chuẩn bị kỹ. Đội có thể đá không tốt ở vòng bảng, nhưng vòng loại trực tiếp lại là chuyện khác. Các cầu thủ Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM luôn chiến đấu vì màu cờ sắc áo và tinh thần tập thể. Đã vào đến đây, mục tiêu của chúng tôi sẽ là vào tới chung kết, rồi nếu có thể thì đoạt cúp vô địch".Ở phía ngược lại, đội Trường ĐH VH-TT-DL đã thể hiện được sự "lì lợm", càng chơi càng hay trong lần đầu tiên dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đội bóng xứ Thanh đã chứng minh rằng việc họ đánh bại đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi để giành vé đại diện khu vực phía bắc không phải là may mắn.Trước trận bán kết, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa được đánh giá cao hơn, nhưng thực tế lại khó nói trước. Đại diện của TP.HCM với cách tiếp cận trận đấu hợp lý có thể sẽ tạo được bất ngờ. ️
Cô T.T.H (40 tuổi), giáo viên một trường THPT chuyên ở Đồng Tháp, cho biết đầu năm học có mở một lớp dạy thêm ngữ văn dành cho các em đang học 12. Sĩ số lớp khoảng 15 người, hầu hết là các em có định hướng chọn môn văn vào tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hiện, lớp đã nghỉ theo tinh thần thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm.Theo cô H., riêng môn ngữ văn, nếu cách dạy của thầy phù hợp thì trò sẽ có cảm hứng học tập, tiếp thu kiến thức hơn. Lớp của cô có nhiều học sinh đã tham gia học thêm từ lớp 10. "Học sinh thích cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy nên rất muốn tôi nhanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh để dạy lại. Tuy nhiên, khi ra chỗ đăng ký thì mọi người nói là chưa có hướng dẫn cụ thể. Nên từ 14.2 tới nay là chưa làm gì được, buộc phải chờ thêm", cô H. tâm sự. Cô H. nói tiếp: "Lúc này, không chỉ giáo viên mà học sinh 12 cũng đang rất nóng lòng vì chuyện dạy thêm, học thêm. Nhiều em ra trung tâm học thêm đăng ký nhưng nhiều nơi đã quá tải. Thành ra, có em đăng ký được, có em không. Những em tự học thì bảo đang gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể tự giải đề (thi thử), không biết trọng tâm ôn tập. Trong khi đó, những em đăng ký được thì phải chịu cảnh lớp học đông đúc, ôn luyện lại từ đầu theo lộ trình của trung tâm". Là giáo viên, cô H. trăn trở khi thấy nhiều em ham học thật sự luống cuống tìm nơi học thêm. Cô H. nói: "Đáng lẽ lúc này các em lớp 12 đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức chứ không phải tất tả đi nhiều nơi để kiếm chỗ học thêm. Nếu Thông tư 29 có hiệu lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hoặc đầu năm học mới thì đã hợp lý hơn".Theo cô H., thời điểm này, đa số các trường bước vào thi giữa học kỳ 2, không còn bao lâu nữa sẽ thi tốt nghiệp THPT. Đáng nói, đây là năm đầu tiên các em học, thi theo Chương trình GDPT 2018. Việc học thêm bị đứt quãng, thay đổi môi trường học thêm khiến cho nhiều em rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới kết quả thi cử. Trong khi đó, thầy N.T.N (43 tuổi), giáo viên một trường THPT ở Hậu Giang, cho biết trường nằm ở vùng nông thôn. Từ trước đến nay, các lớp học thêm đều do thầy cô trong trường dạy. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, các giáo viên dừng dạy thêm, học sinh rơi vào thế khó. Vì ở vùng quê không có trung tâm dạy thêm. "Điển hình như trường chúng tôi, các em học sinh muốn đến trung tâm dạy thêm phải đi lên thị xã hoặc thành phố, gần nhất cũng khoảng 20 km. Điều này rất bất tiện, nên khi các thầy cô dừng dạy thêm, các em học sinh lớp 12 hiện nay đều chọn cách tự học ở nhà", thầy N. nói.Theo thầy N., khi thông tư có hiệu lực thì tất cả giáo viên trong trường đều tuân thủ. Lúc này, khi học sinh tự học, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, giải đáp những thắc mắc qua điện thoại hoặc lúc các em đi học chính khóa. Tuy nhiên, cách này không thể nào truyền đạt kiến thức một cách cặn kẽ, đầy đủ.Vì vậy, việc học sinh vùng nông thôn tự học tại nhà khiến giáo viên lo ngại, nhất là khả năng vào đại học. Thầy N. bộc bạch: "Tôi theo nghề giáo 19 năm, đã nhiều năm làm chủ nhiệm lớp 12. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh đậu vào đại học đều có học thêm. Học sinh tự học là có nhưng rất khiêm tốn. Đáng nói, chỉ có những em đi học thêm, thậm chí là học thêm cả 3 môn tổ hợp, mới đậu vào những ngành lấy điểm cao như quân đội, công an, y dược, gần đây là sư phạm".Theo thầy N., việc quản lý dạy thêm, học thêm là rất cần thiết. Song, có những quy định chung trong Thông tư 29, nếu áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh thì chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như việc quy định mỗi môn học chỉ được tổ chức dạy thêm trong nhà trường không quá 2 tiết/tuần. Lý giải điều này, thầy N. cho biết dựa vào thành tích học tập, giáo viên sẽ "khoanh vùng" được những học sinh có học lực ở mức chưa đạt. Nếu những em này có nhu cầu tăng cường học thêm để cải thiện thành tích, mong muốn học 4-5 tiết trên tuần để bồi dưỡng kiến thức, nhưng giáo viên chỉ dạy được 2 tiết/tuần thì đúng là chưa đáp ứng được nguyện vọng của các em.Tương tự, đối với những em có học lực ở mức trung bình – khá cũng vậy. Nếu các em có nguyện vọng tăng tốc học thêm để phấn đấu vào đại học mà giáo viên cứ đều đều, dạy hết 2 tiết/tuần rồi nghỉ thì chẳng khác nào là "người đưa đò nửa vời", chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Theo thầy N., điều này gây khó xử cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh, nên ông rất mong sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn. ️